Các trạm bơm vận hành hết công suất để tiêu úng
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, các công trình thủy lợi, trạm bơm trên địa bàn đang vận hành hết công suất để tiêu thoát nước.
Có 21 kết quả được tìm thấy
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, các công trình thủy lợi, trạm bơm trên địa bàn đang vận hành hết công suất để tiêu thoát nước.
Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn sau bão, nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã bị ngã đổ, dập nát... Hiện, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập trung hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, dựng lúa bị đổ, phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiểu thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất.
Xác định mưa lớn và ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 3 có nguy cơ gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm tiêu úng, thoát nước bảo vệ lúa và hoa màu.
Mưa lớn kéo dài những ngày qua đã làm hơn 10 nghìn ha lúa mùa mới gieo cấy của tỉnh bị ngập, nguy cơ mất trắng. Để chủ động tiêu úng, bảo vệ sản xuất, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng.
Mưa lớn kéo dài kết hợp với mực nước trên các sông dâng cao đã làm ngập úng toàn bộ diện tích lúa mới cấy của huyện Kim Sơn.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương, sáng 17/7, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế một số tuyến đê, hồ đập xung yếu, tình hình tiêu úng trong sản xuất vụ mùa tại huyện Yên Khánh, Gia Viễn và Nho Quan. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan.
Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp & PTNT, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 4, kết hợp với rìa Tây Nam áp cao lạnh lục địa tăng cường nên từ ngày 28/9 đến nay khu vực Ninh Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Lượng mưa từ 1h ngày 28/9 đến 7h ngày 29/9 ở các trạm khí tượng dao động trên dưới 100 mm, có nơi lên tới trên 150 mm như ở Trạm thủy văn Như Tân, Phát Diệm.
Nhiều ngày nay trên địa bàn tỉnh liên tục có mưa, với lượng trung bình từ hơn 200 đến gần 300 mm, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng. Hiện, ngành thủy lợi và các địa phương đang khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu nước, bảo vệ an toàn cho các diện tích sản xuất nông nghiệp.
Cử tri xã Gia Vượng, Gia Trung (Gia Viễn) tiếp tục kiến nghị: Lượng bèo tây ở sông Hoàng Long cụt phủ kín bề mặt kênh, hạn chế rất nhiều dòng chảy khi trạm bơm trụ đứng vận hành, ảnh hưởng việc tiêu úng, nhất là trong mùa mưa bão. Đề nghị Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện có giải pháp khắc phục tình trạng trên.
Bước vào sản xuất lúa vụ mùa 2018, huyện Kim Sơn đứng trước một thử thách rất lớn - ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn dài ngày, khiến nhiều diện tích đất sản xuất bị ngập trong nước. Trong công tác tiêu úng kịp thời phục vụ sản xuất, các trạm bơm vô ống được lắp đặt tại địa bàn huyện Kim Sơn đã cho thấy hiệu quả cao.
Chỉ trong 6 ngày (từ 13-18/7), tổng lượng mưa đo được trên địa bàn huyện Yên Khánh lên tới 230 mm. Mưa lớn kéo dài đã khiến gần 3.800 ha lúa mùa mới gieo cấy của địa phương này bị ngập úng, một số diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Hiện địa phương đang triển khai nhiều biện pháp để tiêu úng, nhanh chóng khôi phục, gieo cấy lại những diện tích lúa mùa bị thiệt hại, đảm bảo kịp thời vụ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên 2.200 ha lúa mùa của các địa phương trong tỉnh đã bị ngập trắng, tập trung chủ yếu ở vùng trũng và một số huyện có diện tích gieo thẳng nhiều như: Yên Mô và Yên Khánh. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đã chỉ đạo các Chi nhánh tập trung vận hành hết công suất các máy của 69 trạm bơm tiêu để kịp thời tiêu úng.
Do ảnh hưởng của rãnh thấp và vùng áp thấp nhiệt đới, những ngày qua trên địa bàn huyện Yên Mô liên tục có mưa kéo dài, làm cho nhiều diện tích lúa mới cấy và những diện tích lúa mới gieo thẳng bị ngập úng. Để bảo vệ diện tích lúa đã gieo cấy, giảm thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra, các Yên Mô đang tập trung thực hiện các biện pháp tiêu thoát nước, chống ngập úng.
Thời điểm đầu tháng 10, toàn tỉnh đã gieo trồng được khoảng 2.400 ha trên kế hoạch 8.900 ha cây vụ đông năm 2017 này. Tuy nhiên, mưa lớn, mưa liên tục thời gian qua đã khiến cho phần lớn diện tích này bị ngập úng, hư hỏng nặng. Trước thực trạng trên, các địa phương đã chủ động khoanh vùng, tích cực thoát lũ, tiêu úng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phục hồi diện tích cây bị ảnh hưởng. Ngành Nông nghiệp cũng đang triển khai các phương án bổ cứu sản xuất, giúp nông dân giảm bớt thiệt hại, khôi phục sản xuất nhanh, đảm bảo thị trường cung cầu sản phẩm.
Ngay sau cơn bão số 2, mưa lớn liên tục đã làm cho nhiều diện tích lúa và rau màu vụ mùa trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khoảng 4.000 ha lúa gieo thẳng sau thời điểm ngày 8/7 bị xô dạt mộng, trốc rễ, một số diện tích phải gieo cấy lại. Để bảo vệ sản xuất, ngành Nông nghiệp đang hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp tiêu úng nhanh; kịp thời tỉa dặm, sạ lại đối với những diện tích bị thiệt hại; tiến hành chăm bón sớm, đúng kỹ thuật để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 vừa qua, 100% diện tích lúa mùa của huyện Kim Sơn bị ngập trong nước. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành địa phương, sự chủ động trong công tác tiêu úng của các HTX, toàn huyện có gần 100 ha lúa phải cấy lại. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc lúa mùa.
Ước tính đã có trên 30 nghìn ha lúa trên địa bàn toàn tỉnh bị ngập úng do bão số 1. Trong đó đa phần các diện tích này đều là lúa mới gieo cấy nên điều quan trọng nhất lúc này là làm sao để rút nước càng nhanh càng tốt. Vì vậy, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã và đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tiêu úng.
Sáng 28/6, Hội đồng thẩm định của UBND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm định báo cáo xây dựng đầu tư dự án xây dựng đê Bình Minh 4 và nâng cấp hệ thống tiêu úng thoát lũ sông Lạc Thiện. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Để chống ngập úng đô thị và phục vụ sản xuất nông nghiệp, thành phố Ninh Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây mới, nạo vét nhiều tuyến kênh, hệ thống thoát nước và di chuyển, xây mới một số trạm bơm nên đã chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất và tiêu úng cục bộ ở các khu dân cư trong mùa mưa bão
Tuy diện tích tự nhiên không lớn nhưng công tác phòng, chống lụt bão ở thành phố Ninh Bình khá phức tạp bởi quá trình đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư đông nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu úng trong mùa mưa bão. Để chống ngập úng đô thị và phục vụ sản xuất nông nghiệp, thành phố Ninh Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây mới, nạo vét nhiều tuyến kênh và di chuyển, xây mới một số trạm bơm nên đã chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất và tiêu úng cục bộ ở các khu dân cư trong mùa mưa bão
Cử tri các xã Gia Phú, Gia Thịnh (Gia Viễn) đã nhiều lần phản ánh, đề nghị UBND huyện Gia Viễn cho kiểm tra xây dựng hoàn chỉnh kênh tiêu T4, đảm bảo tiêu úng cho diện tích lúa của xã Gia Phú và của HTX Trinh Phú (xã Gia Thịnh) xuống kênh Bản Đông. Tuy nhiên, đến nay đoạn kênh này vẫn chưa được xây dựng.